1926 - BIẾN ĐỔI HOÀN HẢO

Tạo bởi: GV. Bùi Phú Khuyên

Mô tả yêu cầu

Sau khi kết thúc đợt thi, Nam tìm thầy Trình mang theo một hàng chữ cái xáo trộn kỳ lạ. Nam bối rối nói: "Thưa thầy, em muốn biến hàng chữ này thành một hàng đối xứng, nhưng không biết phải làm thế nào?"

Thầy Trình mỉm cười hiền hậu và vỗ vai Nam: "Đừng lo, thầy sẽ giúp con" thầy nói. "Con chỉ cần nhớ hai phép biến đổi của Thầy thôi."

Thế rồi thầy Trình hướng dẫn cho Nam hai phép biến đổi kỳ diệu:

  1. Phép Tiến: Dùng để biến đổi một chữ cái thành chữ cái đứng liền ngay sau nó trong bảng chữ cái, Nam có thể dùng phép Tiến. Ví dụ, nếu chữ là A, phép Tiến sẽ biến A thành B và nếu là Z thì lại tiến về A.
  2. Phép Lùi: Dùng để biến đổi một chữ cái thành chữ cái đứng liền ngay trước nó trong bảng chữ cái. Ví dụ, B sẽ trở lại thành A, và nếu là A thì sẽ lùi vòng lại thành Z.

Thầy giải thích thêm: "Bây giờ, con hãy bắt đầu từ hai đầu của hàng chữ cái và ghép các cặp lại sao cho chúng giống nhau. Cặp nào đã giống thì không cần biến đổi, nhưng nếu khác nhau thì con hãy dùng phép Tiến hoặc Lùi sao cho hai chữ cái trở nên giống nhau. Cách nào ít tốn phép biến đổi nhất, con hãy chọn cách đó!"

Bạn hãy giúp Nam biến đổi các hàng chữ cái thành hàng đối xứng hoàn hảo tốn ít phép biến đổi nhất?

Dữ liệu vào

Một chuỗi ký tự S chỉ bao gồm các chữ cái viết hoa từ A đến Z (26 chữ cái). (1≤ ∣S∣ ≤ 10^3.

Dữ liệu ra

Một số nguyên là tổng số phép biến đổi ít nhất cần thực hiện để biến chuỗi S thành đối xứng.

Ví dụ

Dữ liệu vào Sao chép
NAM
Dữ liệu ra Sao chép
1
Dữ liệu vào Sao chép
ZXBA
Dữ liệu ra Sao chép
5
Dữ liệu vào Sao chép
HUTECH
Dữ liệu ra Sao chép
19

Gợi ý/Hướng dẫn

Giải thích ví dụ 1: Chuỗi NAM: N (đầu) và M (cuối): Khoảng cách là 1 (Lùi N thành M hoặc Tiến M thành N). Tổng phép: 1.

Đăng nhập để làm bài
Thông tin
Giới hạn thời gian 1 giây
Giới hạn bộ nhớ 128 MB